Nhà tài trợ

Liên kết

Thống kê

1241146
Số người đang online 6
Số truy cập hôm nay 281
Số truy cập tháng này 117113

Hỗ trợ trực tuyến

  • offline

Hình ảnh

xử lý biến chứng AVF

XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG CẦU NỐI ĐỘNG-TĨNH MẠCH DO SỬ DỤNG

KHI CHẠY THẬN NHÂN TẠO

 

Đỗ kim quẾ *

Phẫu thuật tạo rò động tĩnh mạch là một trong các phẫu thuật mạch máu phổ biến nhất nhằm tạo đường lấy máu thay thế thận. Với sự tiến bộ của các phương pháp lọc máu, tuổi thọ bệnh nhân suy thận không ngừng kéo dài và các biến chứng của rò động tĩnh mạch ngày càng thường gặp. Xử trí các biến chứng của đường rò động tĩnh mạch vẫn còn nhiều bàn cãi.

Các biến chứng thường gặp khi sử dụng cầu nối động tĩnh mạch trong chạy thận nhân tạo bao gồm: tắc, hẹp tĩnh mạch, phình tĩnh mạch do tăng lưu lượng.

Xử trí các biến chứng của cầu nối động tĩnh mạch cần được thực hiện cá thể hóa dựa trên các đánh giá lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu chi.

Các trường hợp tắc cầu nối động tĩnh mạch nếu được phát hiện sớm, nếu xử trí trong vòng 24 giờ với phẫu thuật lấy huyết khối trong lòng tĩnh mạch có thể phục hồi cầu nối động tĩnh mạch và sử dụng chạy thận sớm.

Với các trường hợp phát hiện và xử trí chậm, đa số các trường hợp phải tạo cầu nối động tĩnh mạch mới và chờ đợi sự trưởng thành của tĩnh mạch trước khi sử dụng.

Hẹp tĩnh mạch trong quá trình sử dụng cấu nối động tĩnh mạch có thể xử trí bằng can thiệp nội mạch đặt stent nong chỗ hẹp tĩnh mạch nếu chỗ hep ngắn và tĩnh mạch còn lại đủ để sử dụng cho chạy thận nhâ tạo.

Biến chứng phình tĩnh mạch do tăng lưu lượng tuy ít gặp hơn nhưng xử trí phức tạp. Các trường hợp có tĩnh mạch dãn dưới 2 cm, phẫu thuật làm hẹp miệng nối động tĩnh mạch hiệu quả cho phép sử dụng tiếp tục cầu nối động tĩnh mạch cho chạy thận nhân tạo.

Bệnh nhân với tĩnh mạch dãn lớn trên 2 cm, cần tạo đường rò động tĩnh mạch mới và chờ đợi sự trưởng thành của tĩnh mạch trước khi đóng đường rò động tĩnh mạch thừa lưu lượng và bóc bỏ tĩnh mạch dãn.



* Phó Giáo sư Tiến sĩ y học, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất.

 

Chưa có tài liệu : xử lý biến chứng AVF